Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Dấu hiệu của một bản CV lỗi thời

Trong khi thế giới công nghệ phát triển chóng mặt, bạn lo lắng rằng không biết CV của mình – cầu nối đầu tiên với nhà tuyển dụng, có bắt kịp với các xu hướng của thời đại hay không?

Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết:
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết:
CV không bao gồm đường link hoặc đường link đã chết
Phần đầu tiên trong CV cần thông tin liên lạc bao gồm tên, địa chỉ, email, số điện thoại và đường link tới trang tài khoản online hoặc website của bạn. Bất cứ đường link bạn liệt kê phải được kiểm tra để đảm bảo chúng vẫn hoạt động hoặc chỉ bao gồm những link tới trang web bạn thường xuyên cập nhật. Ngoài ra, hãy nhớ sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp.
Không sử dụng từ khóa
Phần tổng quan nghề nghiệp là vị trí tốt nhất để bao gồm những từ khóa được rút ra từ phần mô tả công việc, vì hiện nay hầu hết nhà tuyển dụng sử dụng hệ thống lọc online để thu hẹp ứng viên. Tuy nhiên, hãy sử dụng từ khoá có chọn lọc thay vì “copy paste” toàn bộ bản mô tả công việc.
Bạn nên để những kinh nghiệm thích hợp và hấp dẫn nhất ở đầu. Phần lớn nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV nên hãy thu hút sự chú ý của họ ngay từ những dòng đầu tiên. Bên cạnh đó, hãy loại bỏ những thông tin cá nhân không cần thiết như tình trạng hôn nhân, tôn giáo… Hãy viết CV súc tích, chuyên nghiệp và có trọng tâm.
Liệt kê phần “Mục tiêu nghề nghiệp”
Năm 2012, mục tiêu nghề nghiệp trong CV là điều không cần thiết. Thay vì lãng phí không gian quý báu trong CV, hãy tóm tắt điều bạn muốn đạt được trong sự nghiệp 5 – 10 năm tới trong thư xin việc. Còn trong CV, bạn nên tập trung vào những thành công trong công việc trước đó, các kỹ năng, giá trị và những gì có thể giúp ích cho công ty tiếp theo.
Liệt kê tất cả những công việc từng đảm nhận
Hãy chỉ liệt kê những công việc liên quan, không phải là cả những công việc làm thêm bạn từng làm cách đây cả chục năm. Nếu bạn không chắc mình có nên bao gồm một công việc nào đó hay không, hãy xác định xem nó có liên quan tới vị trí và mục tiêu sự nghiệp hiện tại của bạn hay không.
Đối với mỗi vị trí  liệt kê, hãy nêu chi tiết nhiệm vụ của bạn cũng như lĩnh vực của công ty. Nếu bạn có một lỗ hổng thời gian trong CV vì trách nhiệm gia đình, hãy giải thích lý do trong buổi phỏng vấn thay vì trình bày dài dòng trong CV. Hãy để nhà tuyển dụng tập trung vào kinh nghiệm, thành tích làm việc của bạn.
Ghi điểm số trung bình
Nếu không phải bạn đang tìm vị trí thực tập hay mới tốt nghiệp đại học, bạn không nhất thiết phải ghi cả điểm trung bình của mình vào trong CV. Chỉ nên liệt kê bằng cấp, những khoá học và thành tích, hoạt động ngoại khoá gần nhất liên quan tới vị trí tuyển dụng.
Ghi “Cung cấp thông tin người tham khảo khi được yêu cầu”
Dòng này là không cần thiết. Nhà tuyển dụng biết khi nào cần thông tin từ người tham khảo và họ sẽ chủ động yêu cầu bạn vào thời điểm thích hợp. Điều bạn nên làm là chuẩn bị sẵn sàng danh sách người tham khảo.
Và dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thiết kế một CV gây ấn tượng, gia tăng cơ hội tìm việc thành công:
-          Viết CV có trọng tâm. Mỗi chi tiết nên tập trung vào luận điểm bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí
-          Sử dụng ngôn từ cụ thể, súc tích khi đánh giá thành tích của bạn
-          Hạn chế những từ ngữ được sử dụng quá phổ biến như “nổi bật, hiệu quả, ngoại lệ, tốt, xuất sắc, được thúc đẩy, năng lượng”. Nhà tuyển dụng có thể phát chán khi phải đọc những từ quen thuộc như vậy.
-          CV không nên dài quá 2 trang. Hầu hết nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV nên hãy chú ý chọn phông nền, cỡ chữ, căn lề hợp lý.
-          Nhờ người thân, bạn bè đáng tin cậy kiểm tra bản CV của bạn trước khi gửi đi. Không được có lỗi ngữ pháp, chính tả. CV phải đơn giản, gọn gàng và dễ gửi trực tuyến.
Theo Dân trí

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Công việc của HR là gì?

HR tuy không phải chuyên ngành chính mà GreanBean (GB) học khi còn là sinh viên nhưng GB rất yêu thích công việc này. Càng tìm hiểu về Hr, GB càng thấy nó rất thú vị và có rất nhiều điều có thể học hỏi từ công việc này. Để trở thành một Human Resource Officer (HRO) chuyên nghiệp, ngoài nắm vững những kiến thức về chuyên môn cần thiết, HRO còn phải hiểu thêm một chút về tâm lý con người, nắm bắt được những thông tin thời cuộc, một nền tảng kiến thức xã hội phong phú đi cùng với những kỹ năng mềm không thể thiếu trong quá trình làm việc.

Hiện nay, các HRO có thể tìm kiếm rất nhiều các thông tin về HR , hội thảo chuyên đề, các buổi off hay các clubs, ... liên quan đến HR trên rất nhiều các kênh thông tin khác nhau. Mặc dù không phải là dân HR "xịn", nhưng GB đã chọn HR cho sự khởi đầu của mình, xin được mạn phép chia sẽ những suy nghĩ đầu tiên của GB về nghề nhân sự.

Đầu tiên, HR chính là viết tắt của Hunman Resource, nghĩa là nguồn nhân lực, cũng có khi được dùng là HC - Human Resource, nghĩa là vốn nhân lực hay PR - People Resource, nghĩa là nguồn lực con người. Điều đó có nghĩa là HRO làm việc liên quan rất nhiều đến yếu tố con người, giải quyết tất cả những công việc liên quan đến con người trong quá trình thực việc công việc tại Công ty. HRO luôn phải cứng rắn những cũng rất cần sự mềm dẻo và sự tỉ mỉ, kiên trì trong phong cách làm việc. 

Vậy cụ thể những công việc của HRO là gì?

1.Xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc
Bản mô tả công việc không thể thiếu  đối với các HRO. Qua đó, bản mô tả công việc sẽ là một công cụ đo lường tốt để đánh giá tiến độ hoàn thành công việc của HRO và là tiêu chuẩn để tuyển nhân viên HRO mới.
2. Tuyển dụng nhân lực
 Đây là một trong những công việc chính của HRO. Có rất nhiều kệnh tuyển dụng khác nhau, tuy nhiên, để quá trình tuyển dụng được tổ chức và thực hiện một cách chuyên nghiệp, HRO sẽ phải lập kế hoạch chi tiết bắt đầu từ khâu đăng tuyển, lựa chọn hồ sơ, kiểm tra phong cách từng ứng viên thông qua sự chuẩn bị hồ sơ của họ, lọc hồ sơ và lên danh sách các ứng viên phỏng vấn. Công ty có tuyển được người tài hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu tuyển dụng này.
 3. Đào tạo nhân lực
 Thông thường các kế hoạch đào tạo được đề xuất theo từng quý hay 6 tháng 1 lần. Đào tạo có thể là đào tạo trong nội bộ công ty, đào tạo bên ngoài công ty. Một trong những công việc đào tạo trong nội bộ công ty rất quan trọng đó là HRO xây dựng một kế hoạch tự đào tạo của nhân viên, hướng họ luôn tự update bản thân theo lộ trình công danh có sẵn. Đó là cách tốt nhất để mỗi nhân viên luôn có ý thức tự tìm hiểu, học hỏi những kiến thực mới, phấn đấu đạt được mục tiêu.
Đào tạo thường có 4 quy trình như: xác định nhu cầu, xây dựng kế hoach, tổ chức triển khai và đánh giá hiệu quả.
Để lập kế hoạch đào tạo, các HRO cũng phải nên ngân sách đào tạo theo quý, năm và lựa chọn nhà cung cấp đào tạo phù hợp.(Cái này lại liên qua đến một chút về markerting tìm thị trường các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo). Phương pháp 5W (Who – What – Why – Where –When) sẽ rất hữu dụng trong xác định nhu cầu đài tạo và phân loại nhu cầu đào tạo theo đối tượng.
Quá trình đào tạo sẽ hiệu quả hơn nếu đi cùng với một lộ trình công danh và đánh giá năng lực, tiền lương.
4. Tiền lương và thuế TNCN
Một trong những việc khó những rất quan trọng đối với HRO chính là tiền lương và thuế TNCN. Công việc này đòi hỏi phải nắm vững kiến thức chuyên môn và luôn phải theo dõi các thông tin chính sách của Nhà nước.
Công việc cụ thể bao gồm: xây dựng quy chế tiền lương, xây dựng hệ thống thang bảng lương, tìm hiểu các quy định về thuế TNCN và các căn cứ hướng dẫn thực hiện; thực hiện các thủ tục bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các quy định về tiền lương, các thủ tục trả lương,...
Pháp luật về quan hệ lao động và giải quyết xung đột, tranh trấp lao động là một trong những việc vừa cần sự cứng rắn, vừa cần sự mềm mỏng nhưng cương quyết của một HRO. Theo đó, HRO phải "nằm lòng" Luật Lao động Nhà nước hiện hành, các bản Quy chế và nội quy lao động của công ty, thoả ước lao động tập thể để có thể giải quyết tranh chấp lao động, đình công, kỷ luật lao động, các chế độ nghỉ việc, thôi viêc,...
5. Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện
HRO sẽ phải lập kế hoạch và kiểm soát công việc thực hiện ( đôi khi lập thì dễ mà thực hiện thì khó,...)
Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện của Công ty.