Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Công việc của HR là gì?

HR tuy không phải chuyên ngành chính mà GreanBean (GB) học khi còn là sinh viên nhưng GB rất yêu thích công việc này. Càng tìm hiểu về Hr, GB càng thấy nó rất thú vị và có rất nhiều điều có thể học hỏi từ công việc này. Để trở thành một Human Resource Officer (HRO) chuyên nghiệp, ngoài nắm vững những kiến thức về chuyên môn cần thiết, HRO còn phải hiểu thêm một chút về tâm lý con người, nắm bắt được những thông tin thời cuộc, một nền tảng kiến thức xã hội phong phú đi cùng với những kỹ năng mềm không thể thiếu trong quá trình làm việc.

Hiện nay, các HRO có thể tìm kiếm rất nhiều các thông tin về HR , hội thảo chuyên đề, các buổi off hay các clubs, ... liên quan đến HR trên rất nhiều các kênh thông tin khác nhau. Mặc dù không phải là dân HR "xịn", nhưng GB đã chọn HR cho sự khởi đầu của mình, xin được mạn phép chia sẽ những suy nghĩ đầu tiên của GB về nghề nhân sự.

Đầu tiên, HR chính là viết tắt của Hunman Resource, nghĩa là nguồn nhân lực, cũng có khi được dùng là HC - Human Resource, nghĩa là vốn nhân lực hay PR - People Resource, nghĩa là nguồn lực con người. Điều đó có nghĩa là HRO làm việc liên quan rất nhiều đến yếu tố con người, giải quyết tất cả những công việc liên quan đến con người trong quá trình thực việc công việc tại Công ty. HRO luôn phải cứng rắn những cũng rất cần sự mềm dẻo và sự tỉ mỉ, kiên trì trong phong cách làm việc. 

Vậy cụ thể những công việc của HRO là gì?

1.Xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc
Bản mô tả công việc không thể thiếu  đối với các HRO. Qua đó, bản mô tả công việc sẽ là một công cụ đo lường tốt để đánh giá tiến độ hoàn thành công việc của HRO và là tiêu chuẩn để tuyển nhân viên HRO mới.
2. Tuyển dụng nhân lực
 Đây là một trong những công việc chính của HRO. Có rất nhiều kệnh tuyển dụng khác nhau, tuy nhiên, để quá trình tuyển dụng được tổ chức và thực hiện một cách chuyên nghiệp, HRO sẽ phải lập kế hoạch chi tiết bắt đầu từ khâu đăng tuyển, lựa chọn hồ sơ, kiểm tra phong cách từng ứng viên thông qua sự chuẩn bị hồ sơ của họ, lọc hồ sơ và lên danh sách các ứng viên phỏng vấn. Công ty có tuyển được người tài hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu tuyển dụng này.
 3. Đào tạo nhân lực
 Thông thường các kế hoạch đào tạo được đề xuất theo từng quý hay 6 tháng 1 lần. Đào tạo có thể là đào tạo trong nội bộ công ty, đào tạo bên ngoài công ty. Một trong những công việc đào tạo trong nội bộ công ty rất quan trọng đó là HRO xây dựng một kế hoạch tự đào tạo của nhân viên, hướng họ luôn tự update bản thân theo lộ trình công danh có sẵn. Đó là cách tốt nhất để mỗi nhân viên luôn có ý thức tự tìm hiểu, học hỏi những kiến thực mới, phấn đấu đạt được mục tiêu.
Đào tạo thường có 4 quy trình như: xác định nhu cầu, xây dựng kế hoach, tổ chức triển khai và đánh giá hiệu quả.
Để lập kế hoạch đào tạo, các HRO cũng phải nên ngân sách đào tạo theo quý, năm và lựa chọn nhà cung cấp đào tạo phù hợp.(Cái này lại liên qua đến một chút về markerting tìm thị trường các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo). Phương pháp 5W (Who – What – Why – Where –When) sẽ rất hữu dụng trong xác định nhu cầu đài tạo và phân loại nhu cầu đào tạo theo đối tượng.
Quá trình đào tạo sẽ hiệu quả hơn nếu đi cùng với một lộ trình công danh và đánh giá năng lực, tiền lương.
4. Tiền lương và thuế TNCN
Một trong những việc khó những rất quan trọng đối với HRO chính là tiền lương và thuế TNCN. Công việc này đòi hỏi phải nắm vững kiến thức chuyên môn và luôn phải theo dõi các thông tin chính sách của Nhà nước.
Công việc cụ thể bao gồm: xây dựng quy chế tiền lương, xây dựng hệ thống thang bảng lương, tìm hiểu các quy định về thuế TNCN và các căn cứ hướng dẫn thực hiện; thực hiện các thủ tục bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các quy định về tiền lương, các thủ tục trả lương,...
Pháp luật về quan hệ lao động và giải quyết xung đột, tranh trấp lao động là một trong những việc vừa cần sự cứng rắn, vừa cần sự mềm mỏng nhưng cương quyết của một HRO. Theo đó, HRO phải "nằm lòng" Luật Lao động Nhà nước hiện hành, các bản Quy chế và nội quy lao động của công ty, thoả ước lao động tập thể để có thể giải quyết tranh chấp lao động, đình công, kỷ luật lao động, các chế độ nghỉ việc, thôi viêc,...
5. Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện
HRO sẽ phải lập kế hoạch và kiểm soát công việc thực hiện ( đôi khi lập thì dễ mà thực hiện thì khó,...)
Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện của Công ty.


2 nhận xét:

  1. Hi. Chào bạn,

    Cho Cường xin phép được add blog của bạn lên http://kinhcan.net/ nhé. Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài viết hay của bạn.

    Thanks

    Trả lờiXóa
  2. Hi!
    cho phép mình được đăng bài này của bạn trên web về phần mềm quản lý nhân sự nhé!
    tks

    Trả lờiXóa